Description
Thật nghĩa của Phật đạo không phải là trong tâm có một Đức Phật, mà khi giác ngộ, “tâm ấy chính là Phật”. Với quan niệm “Phật tại tâm”, mọi người chỉ cần làm theo những lời Phật dạy như sống từ bi hỷ xả, biết yêu thương, biết tha thứ, biết tránh điều ác, làm điều lành… Ngược lại, nếu không tâm niệm và hành động như vậy, dù Phật tử có hành hương hàng vạn dặm, có quỳ mỏi gối trước những ngôi chùa kỳ vĩ cũng không thể có quả phúc viên mãn.
Với ứng dụng, Quý vị có thể:
1. Lập ban thờ:
-Bàn Thờ Phật là một tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam xưa và nay những mong được Phật che chở và phù hộ cho cả gia đình.
-Bàn thờ gia tiên còn là phương tiện để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo. Cho dù ông bà, người thân đã đi xa mãi mãi, nhưng công ơn, sự tận tụy của họ vẫn không bao giờ mất đi trong lòng con cháu.
2. Thắp hương, sắp đồ cúng
Việc thắp hương lên bàn thờ gia tiên, thần Phật là việc làm mang ý nghĩa tâm linh mà hầu hết người Việt chúng ta đều làm hằng ngày. Việc thắp hương lên bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần Phật sẽ làm cho tâm hồn chúng ta trở nên thư thái, nhẹ nhàng, giảm bớt phiền não. Đồng thời, chúng ta sẽ cảm thấy được sự an yên, tĩnh lặng trước những sự xô bồ của cuộc sống và công việc hằng ngày. Ngoài ra, việc thắp hương còn giúp gia chủ có niềm tin sẽ đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
3. Đặt ảnh thờ
Bàn thờ tổ tiên chính là nơi để con cháu tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính với đấng sinh thần, gia tiên và những người trong gia đình đã khuất. Phong tục của người Việt ta đó chính là sẽ đặt di ảnh người đã khuất trên bàn thờ cùng bát hương để thờ cúng và tưởng nhớ đến người mất.
4. Khấn nguyện
Ứng dụng có rất nhiều bài khấn nguyện phù hợp với nhiều hoàn cảnh. Đọc bài khấn nguyện mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cho tinh thần thoải mái, tâm bình an giữa dòng đời hối hả xô bồ. Khấn nguyện cũng được đọc và rất nhiều dịp như động thổ, cất nóc, giao thừa, năm mới, cầu phúc, cầu an…
5. Tụng kinh
Theo kinh sách, tụng kinh có ý nghĩa giúp người trì tụng hiểu rõ nghĩa lý kinh sách, tạo nhiều phước báu, giúp người âm vất vưởng có thể siêu thoát và đôi khi giúp tiêu trừ nghiệp chướng của người tụng. Tụng kinh hàng ngày sẽ giúp ích rất lớn cho Quý vị trong cuộc sống hiện đại ngày nay, làm cho tâm hồn tĩnh lặng, an nhiên, thoát khỏi những ham muốn tầm thường và xóa đi những ác niệm. Rât nhiều bài kinh sẵn có:
Kinh Dược Sư,
Kinh A Di Đà,
Kinh Vu lan báo hiếu,
Chú Đại Bi,
Kinh Phổ Môn,
Kinh Lăng Nghiêm,
Kinh 48 Đại Nguyện,
Kinh Cầu siêu,
Bát Nhã Tâm Kinh,
Niệm Phật 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật,
Kinh Sám Hối, Kinh Vô Lượng Thọ,
Kinh Địa Tạng,
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Bộ kinh đại thừa nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ Tát.)
6. Gõ mõ
Tụng kinh gõ mõ chưa bao giờ đơn giản đến thế với ứng dụng này. Chuông gia trì và mõ là hai pháp khí quan trọng để hàng Phật tử tụng kinh, niệm Phật tại tư gia. Khi thỉnh chuông tiếng ngân vang thanh thoát mà trầm hùng. Tiếng mõ có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn đồng thời tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn, và nhờ đó, người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh.
Ngoài ra ứng dụng còn rất nhiều chức năng khác:
7. Lần tràng hạt
8. Dâng sớ, cầu an, cầu phúc…
9. Thiền, giúp cân bằng cơ thể, tĩnh tâm, giải tỏa lo âu, stress, tiêu tan bệnh tật
10. Rèn luyện trí não và sự tập trung cho người tu hành…
11. Nghiên cứu phật pháp …
12. Phật ngôn, lời vàng Phật dạy
13. Tiếng chuông chánh niệm
14. Nghe kinh Phật, niệm Phật khi máy ở chế độ khóa, Gõ chuông, mõ, khánh tự động...
15. Phòng sám hối giúp tan biến, tiêu trừ nghiệp chướng, lỗi lầm trong kiếp này và cả kiếp trước
16. Bảng xếp hạng tu luyện, nơi tất cả những người tu hành có thể canh trạnh những vị trí đứng đầu trong danh sách
17. Tổng hợp cac bài văn khấn ngày giỗ, lễ tiết, năm mới, dâng sao gải hạn, cúng Mồng một ngày Rằm.
18. Phóng sinh
19. Phòng cầu siêu cho người đã mất
Hide
Show More...